Xây nhà mới làm hỏng nhà bên cạnh thì phải có trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thể tự hòa giải thì bồi thường theo quy định pháp luật
Hỏi: Gia đình tôi có một thửa đất với diện tích là 588m2 năm 1988 đã cắt cho người con trai thứ 5 một diện tích là 288m2 đã được các cấp có thẩm quyền của địa phương chứng nhận và xác thực, nhưng đến nay gia đình tôi vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Vụ việc xảy ra vào năm 2006 người con trai cả đã làm đơn chia tài sản kiện người con trai út,trải qua quá trình kiện tụng năm 2009 toà án nhân dân huyện đã về cưỡng chế phần đất còn lại của gia đình tôi. Nhưng phần diện tích đất cưỡng chế đã lấn sang phần đất của người con trai thứ đã được cắt tách, hiện tại người con trai cả đã xây nhà và nhà của người con trai cả đã nghiêng sang nhà của người con trai thứ, và đã làm nhà của người con trai thứ bị vỡ ngói rất có khả năng nhà của người con trai thứ sẽ bị nứt. Vậy tôi xin hỏi luật sư gia đình người con trai thứ phải làm gì?
Xây nhà làm hỏng nhà bên cạnh phải bồi thường theo sự thỏa thuận của hai bên
Trả lời:
Trước tiên, trong trường hợp này bạn cần xác định lý do chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do đâu để bảo vệ quyền lợi của gia đình mình.
Thứ hai cần xác định căn cứ để người con cả làm đơn chia tài sản với người con trai út, cụ thể xem quyền sử dụng đất hiện tại thuộc về ai thông qua các giấy tờ, chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất.
Thứ ba phải xem xét quyết định cưỡng chế đất của gia đình bạn do Tòa án nhân dân ra có hợp pháp không và cụ thể việc cưỡng chế như thế nào.
Từ những phân tích trên mới có thể đưa ra cách giải quyết tranh chấp phù hợp.
Bộ luật Dân sự quy định về nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề như sau:
"Điều 268. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề
Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường."
Theo đó, nếu như người anh cả không đảm bảo được an toàn cho căn nhà bên cạnh, gây ra thiệt hại thì có trách nhiệm phải bồi thường theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không thể tự hòa giải về việc giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại thì có thể nhờ UBND cấp xã hòa giải theo quy định tại Luật Đất đai:
Nếu xây nhà làm hỏng nhà bên cạnh mà không thỏa thuận được thì nhờ pháp luật giải quyết
"Điều 202: Hoà giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Nếu hòa giải không thành thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Theo đó, Nếu người con trai thứ và người con trai cả không thể giải quyết theo hoà giải thì có thể khởi kiện lên Toà án nhân dân cấp huyện để giải quyết.
Xem thêm: Người nước ngoài mua nhà chung cư ở Việt Nam cần chú gì?
-
Hits: 3724
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...