Situs Togel online wahtogel merupakan penyedia layanan togel slot terlengkap di Indonesia dimana minimal deposit yang disediakan situs wahtogel sangat rendah yaitu 10 ribu rupiah setiap harinya. Kalian bisa bermain semua permainan slot dan togel menggunakan satu akun dengan cara daftar togel slot, situs togel online terbaik akan selalu memberikan penawaran menarik berupa besaran cashback dari situs togel macau. Jangan lupa langsung daftar melalui link berikut wahtogel dan dapatkan bonus cashback permainan situs slot habanero dan slot pg soft win rate tinggi

situs togel online resmi numbermonk wildbunchrehab petermortimer joemallahan ghabel bollywoodhush wahtogel wahtogel wahtogel togel slot gacor https://magicsecurity.id/ https://berasa.id/ wahtogel oryornoi naturalmarkeet mgjakartaselatan situs togel online togel slot agen togel online agen toto togel toto togel slot88 agen toto
Luật Cạnh Tranh

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


Luật Cạnh tranh của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về cạnh tranh

 

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 27/2004/QH11
NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ CẠNH TRANH

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về cạnh tranh.

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;

2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.

2. Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp.

3. Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

4. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

5. Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

6. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.

7. Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

a) Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hoá;

b) Chi phí lưu thông đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.

8. Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

9. Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật này.

10. Bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây:

a) Không phải là hiểu biết thông thường;

b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

11. Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;

b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

 

Điều 4. Quyền cạnh tranh trong kinh doanh

1. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

2. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này.

 

Điều 5. Áp dụng Luật này, các luật khác có liên quan và điều ước quốc tế

1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

 

Điều 6. Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:

1. Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

2. Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

3. Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường;

4. Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

 

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.

2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

 

CHƯƠNG II
KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

 

MỤC 1
THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

 

Điều 8. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

1.  Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

 

Điều 9. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này.

2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.

 

Điều 10. Trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:

a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;

b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;

đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2. Trình tự, thủ tục, thời hạn miễn trừ được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này.

 

MỤC 2
 LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG,
LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN

 

Điều 11. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

 

Điều 12. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

 

Điều 13. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

 

Điều 14. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;

2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

 

Điều 15. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:

a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;

b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước.

2. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định.

3. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, các doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh của quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định khác của Luật này.

 

MỤC 3
TẬP TRUNG KINH TẾ

 

Điều 16. Tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

1. Sáp nhập doanh nghiệp;

2. Hợp nhất doanh nghiệp;

3. Mua lại doanh nghiệp;

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 17. Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp

1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

 

Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

 

Điều 19. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm

Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:

1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

 

Điều 20. Thông báo việc tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.

2. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được hưởng miễn trừ quy định tại Điều 19 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy định tại Mục 4 Chương này thay cho thông báo việc tập trung kinh tế.

 

Điều 21. Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế

1. Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế bao gồm:

a) Văn bản thông báo việc tập trung kinh tế theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định;

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

c) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

d) Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

đ) Danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh;

e) Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan.

2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.

 

Điều 22. Thụ lý hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung.

 

Điều 23. Thời hạn trả lời thông báo tập trung kinh tế

1. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ. Văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định tập trung kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm;

b) Tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật này; lý do cấm phải được nêu rõ trong văn bản trả lời.

2. Trường hợp việc tập trung kinh tế có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời quy định tại khoản 1 Điều này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do của việc gia hạn.

 

Điều 24. Thực hiện tập trung kinh tế

Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế  thuộc diện phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm.

 

MỤC 4
THỦ TỤC THỰC HIỆN CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ

 

Điều 25. Thẩm quyền quyết định việc miễn trừ

1. Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 19 của Luật này.

2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.

Điều 26. Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ

Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là các bên dự định tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.

 

Điều 27. Đại diện hợp pháp của các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế

1. Các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế có thể cử một đại diện làm thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ. Việc cử đại diện phải được lập thành văn bản có xác nhận của các bên. 

2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện do các bên thoả thuận quy định.

3. Các bên chịu trách nhiệm về hành vi của bên đại diện trong phạm vi uỷ quyền.

 

Điều 28. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh

1. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

a) Đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh;

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh và Điều lệ của hiệp hội đối với trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh có sự tham gia của hiệp hội;

c) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

d) Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan;

đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ quy định tại Điều 10 của Luật này;

e) Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh cho bên đại diện.

2. Bên nộp hồ sơ và các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.

 

Điều 29. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế

1. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế bao gồm:

a) Đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh;

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

c) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

d) Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật này;

e) Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia tập trung kinh tế cho bên đại diện.

2. Bên nộp hồ sơ và các bên tham gia tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.

 

Điều 30. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ

1. Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung.

3. Bên nộp hồ sơ phải nộp lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy định của pháp luật.

 

Điều 31. Yêu cầu bổ sung hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ

Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền yêu cầu bên nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bổ sung tài liệu, thông tin cần thiết khác liên quan đến dự định thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế và giải trình thêm những vấn đề chưa rõ ràng.

 

Điều 32. Cung cấp thông tin từ các bên liên quan

1. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đang được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề được yêu cầu.

 

Điều 33. Rút đề nghị hưởng miễn trừ

1. Trường hợp muốn rút đề nghị hưởng miễn trừ, bên đã nộp hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh không hoàn lại lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Điều 34. Thời hạn ra quyết định

1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây:

a) Chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ;

b) Không chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ.

2. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định tại khoản 1 Điều này có thể được Bộ trưởng Bộ Thương mại gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày.

3. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn ra quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận cho hưởng miễn trừ là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định là một trăm tám mươi ngày.

4. Trường hợp kéo dài thời hạn ra quyết định, cơ quan quản lý cạnh tranh thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc, trước ngày hết hạn ra quyết định và nêu rõ lý do.

 

Điều 35. Quyết định cho hưởng miễn trừ

1. Quyết định cho hưởng miễn trừ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của các bên được chấp thuận thực hiện hành vi;

b) Nội dung của hành vi được thực hiện;

c) Thời hạn được hưởng miễn trừ, điều kiện và nghĩa vụ của các bên.

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo công khai quyết định cho hưởng miễn trừ theo quy định của Chính phủ.

 

Điều 36. Thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ

1. Các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh được hưởng miễn trừ chỉ được thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh sau khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được hưởng miễn trừ chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại.

 

Điều 37. Bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ

1. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho hưởng miễn trừ có quyền bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ.

2. Việc bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;

b) Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ không thực hiện các điều kiện, nghĩa vụ trong thời hạn quy định tại quyết định cho hưởng miễn trừ;

c) Điều kiện cho hưởng miễn trừ không còn.

 

Điều 38. Khiếu nại quyết định liên quan đến việc cho hưởng miễn trừ

Doanh nghiệp không đồng ý với quyết định cho hưởng miễn trừ hoặc không cho hưởng miễn trừ, quyết định bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

CHƯƠNG III
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

 

Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:

1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;

3. ép buộc trong kinh doanh;

4. Gièm pha doanh nghiệp khác;

5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;

9. Bán hàng đa cấp bất chính;

10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

 

Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

2. Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Điều 41. Xâm phạm bí mật kinh doanh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:

1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

2. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;

3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

 

Điều 42. Ép buộc trong kinh doanh

Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

 

Điều 43. Gièm pha doanh nghiệp khác

Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

 

Điều 44. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

 

Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

 

Điều 46. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:

1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;

2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;

3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;

4. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;

5. Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.

 

Điều 47. Phân biệt đối xử của hiệp hội

Cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:

1. Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;

2. Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.

 

Điều 48. Bán hàng đa cấp bất chính

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: 

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;

3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

 

CHƯƠNG IV
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH, HỘI ĐỒNG CẠNH TRANH

 

MỤC 1
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH

 

Điều 49. Cơ quan quản lý cạnh tranh

1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh.

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 50. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.

 

Điều 51. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh (sau đây gọi là điều tra viên) do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.

2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.

 

Điều 52. Tiêu chuẩn điều tra viên

Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;

2. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;

3. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này;

4. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

 

MỤC 2
HỘI ĐỒNG CẠNH TRANH

 

Điều 53. Hội đồng cạnh tranh

1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.

Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này.

Điều 54. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh

1. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức hoạt động của Hội đồng cạnh tranh.

3. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất năm thành viên của Hội đồng cạnh tranh, trong đó có một thành viên làm Chủ tọa phiên điều trần để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể.

 

Điều 55. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng cạnh tranh

1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng cạnh tranh:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;

b) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;

c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng cạnh tranh là năm năm và có thể được bổ nhiệm lại.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU TRA, XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH

 

 MỤC 1
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 56. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh

1. Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, thành viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

 

Điều 57. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.

 

Điều 58. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh

1. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh.

2. Thời hiệu khiếu nại là hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

3. Hồ sơ khiếu nại phải có những tài liệu chủ yếu sau đây:

a) Đơn khiếu nại theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh;

b) Chứng cứ về hành vi vi phạm.

4. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

 

Điều 59. Thụ lý hồ sơ khiếu nại

1. Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ khiếu nại.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ.

3. Bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

 

Điều 60. Chứng cứ

1. Chứng cứ là những gì có thật, được điều tra viên, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm quy định của Luật này.

2. Chứng cứ được xác định từ các nguồn sau đây:

a) Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện vi phạm, tiền và những vật khác có giá trị chứng minh hành vi vi phạm quy định của Luật này;

b) Lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan;

c) Tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;

d) Kết luận giám định.

 

Điều 61. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 76 và khoản 4 Điều 79 của Luật này. 

Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp ngăn chặn hành chính mà Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng.

2. Những người sau đây có quyền kiến nghị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính:

a) Bên khiếu nại có quyền kiến nghị đến Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;

b) Điều tra viên có quyền kiến nghị đến Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh;

c) Chủ tọa phiên điều trần có quyền kiến nghị đến Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh.

3. Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính theo đề nghị của bên khiếu nại thì bên khiếu nại có trách nhiệm nộp một khoản tiền bảo đảm theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại phải bồi thường. Mức bồi thường do bên khiếu nại và bên bị điều tra tự thỏa thuận; nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo đề nghị của điều tra viên, Chủ tọa phiên điều trần mà gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải bồi thường. Mức bồi thường do bên bị điều tra và cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh tự thỏa thuận; nếu không tự thỏa thuận được thì bên bị điều tra có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự. Trong trường hợp phải bồi thường, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải xác định trách nhiệm kể cả trách nhiệm vật chất của người đề nghị và những người có liên quan để có hình thức kỷ luật thoả đáng và bồi hoàn khoản tiền mà cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh đã bồi thường cho bên bị điều tra.

5. Bên bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Điều 62. Phí xử lý vụ việc cạnh tranh

Phí xử lý vụ việc cạnh tranh được dùng để tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh. Chính phủ quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh phù hợp với pháp luật về phí, lệ phí.

 

Điều 63. Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Bên bị kết luận vi phạm quy định của Luật này phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Trường hợp bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật này thì bên khiếu nại phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

3. Trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này, nếu bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật này thì cơ quan quản lý cạnh tranh phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

 

MỤC 2
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG CẠNH TRANH

 

Điều 64.  Người tham gia tố tụng cạnh tranh

Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm:

1. Bên khiếu nại;

2. Bên bị điều tra;

3. Luật sư;

4. Người làm chứng;

5. Người giám định;

6. Người phiên dịch;

7. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

 

Điều 65. Bên bị điều tra vụ việc cạnh tranh

Bên bị điều tra vụ việc cạnh tranh (sau đây gọi là bên bị điều tra) là tổ chức, cá nhân bị cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định điều tra trong những trường hợp sau đây:

1. Bị khiếu nại theo quy định tại Điều 58 của Luật này;

2. Bị cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện là đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

 

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Bên bị điều tra có các quyền sau đây:

a) Đưa ra tài liệu, đồ vật; được biết về tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nại hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh đưa ra;

b) Tham gia phiên điều trần;

c) Yêu cầu thay đổi điều tra viên, thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh nếu phát hiện thấy họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 83 của Luật này;

d) Uỷ quyền cho luật sư tham gia tố tụng cạnh tranh;

đ) Yêu cầu mời người làm chứng;

e) Đề nghị cơ quan quản lý cạnh tranh trưng cầu giám định;

g) Kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh theo quy định của Luật này.

2. Bên khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính liên quan đến vụ việc cạnh tranh.

3. Bên bị điều tra, bên khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình;

b) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp đã được triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành xử lý vụ việc theo thông tin sẵn có;

c) Thi hành quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

 

Điều 67. Luật sư của bên khiếu nại, bên bị điều tra

1. Luật sư có đủ điều kiện tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư được bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra uỷ quyền có quyền tham gia tố tụng cạnh tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện.

2. Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;

b) Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện;

c) Nghiên cứu những tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện;

d) Được thay mặt bên mà mình đại diện kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh theo quy định của Luật này;

đ) Giúp bên mà mình đại diện về mặt pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

e) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

g) Có mặt theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

h) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 

Điều 68. Người làm chứng

1. Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người làm chứng hoặc được cơ quan quản lý cạnh tranh mời với tư cách người làm chứng theo yêu cầu của các bên liên quan. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

2. Người làm chứng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh; khai báo trực tiếp hoặc bằng văn bản với cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về tất cả những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh mà mình biết được;

b) Tham gia phiên điều trần và khai báo trước Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

c) Được nghỉ việc trong thời gian cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập hoặc lấy lời khai nếu làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp;

d) Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;

đ) Được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình;

e) Khai báo trung thực những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh mà mình biết được;

g) Bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc cho người khác;

h) Có mặt tại phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh nếu việc khai báo của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên điều trần;

i) Cam đoan trước cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

3. Người làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khi được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

4. Người làm chứng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

 

Điều 69. Người giám định

1. Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị trưng cầu và được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận theo quy định của pháp luật.

2. Người giám định có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;

b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;

c) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;

d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định;

đ) Bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;

e) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, không tiếp xúc riêng với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định, không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ người ký quyết định trưng cầu giám định;

g) Ghi ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định tập thể;

h) Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

3. Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được cơ quan trưng cầu giám định triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 83 của Luật này;

b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là luật sư, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ việc cạnh tranh đó với tư cách là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

 

Điều 70. Người phiên dịch

1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch do các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận hoặc do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cử.

2. Người phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

b) Dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;

c) Đề nghị người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh giải thích thêm nội dung cần dịch;

d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó có thể ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi dịch;

đ) Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;

e) Cam đoan trước Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

3. Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật hoặc khi được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

4. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 83 của Luật này;

b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là luật sư, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ việc cạnh tranh đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ việc cạnh tranh đó với tư cách là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

5. Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người hiểu biết dấu hiệu của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người câm, người điếc.

Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người câm, người điếc hiểu biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận làm phiên dịch cho người câm, người điếc đó.

 

Điều 71. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh tranh với bên khiếu nại hoặc với bên bị điều tra.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh tranh với bên khiếu nại hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại quy định tại Điều 66 của Luật này.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng cạnh tranh với bên bị điều tra hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền và nghĩa vụ của bên bị điều tra quy định tại Điều 66 của Luật này.

 

Điều 72. Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch

1. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên điều trần phải được lập thành văn bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc lý do của việc đề nghị thay đổi.

2. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên điều trần phải được ghi vào biên bản phiên điều trần.

 

Điều 73. Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch 

1. Trước khi mở phiên điều trần, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định.

2. Tại phiên điều trần, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi và những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác.

Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng  xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc cử người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 69 và Điều 70 của Luật này.

 

MỤC 3
CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH, NGƯỜI TIẾN HÀNH
TỐ TỤNG CẠNH TRANH

 

Điều 74. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

 

Điều 75. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh

Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần.

 

Điều 76. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh

Khi tiến hành tố tụng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Quyết định phân công điều tra viên điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể;

2. Kiểm tra các hoạt động điều tra của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

3. Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

4. Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

5. Quyết định trưng cầu giám định;

6. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý;

7. Quyết định điều tra sơ bộ, đình chỉ điều tra, điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh;

8. Mời người làm chứng theo yêu cầu của các bên trong giai đoạn điều tra;

9. Ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh do điều tra viên được phân công trình;

10. Chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh trong trường hợp vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh.

 

Điều 77. Quyền của điều tra viên khi tiến hành tố tụng cạnh tranh

Khi tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc cạnh tranh;

2. Yêu cầu bên bị điều tra cung cấp tài liệu, giải trình liên quan đến vụ việc bị điều tra;

3. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trưng cầu giám định;

4. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính liên quan đến vụ việc cạnh tranh.

 

Điều 78. Nghĩa vụ của điều tra viên khi tiến hành tố tụng cạnh tranh

Khi tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên có các nghĩa vụ sau đây:

1. Tống đạt quyết định điều tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh cho bên bị điều tra;

2. Giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;

3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp;

4. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh;

5. Làm báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra sơ bộ, điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh;

6. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 

 

Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh

1. Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này.

2. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần, người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên điều trần theo quy định tại khoản 1 Điều 73, Điều 83 và khoản 1 Điều 85 của Luật này.

3. Quyết định cử thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thay thế người bị thay đổi tại phiên điều trần theo quy định tại khoản 2  Điều 85 của Luật này.

4. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh.

 

Điều 80. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo phía có ý kiến của Chủ tọa phiên điều trần.

 

Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tọa phiên điều trần

Chủ tọa phiên điều trần có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ việc cạnh tranh;

2. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, ký đề nghị Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính liên quan đến vụ việc cạnh tranh; quyết định trả lại hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho cơ quan quản lý cạnh tranh và yêu cầu điều tra bổ sung; quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh;

3. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, ký quyết định mở phiên điều trần;

4. Quyết định triệu tập những người tham gia phiên điều trần;

5. Ký và công bố các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định khác của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

6. Tiến hành các hoạt động khác thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này khi xử lý vụ việc cạnh tranh.

 

Điều 82. Thư ký phiên điều trần

1. Thư ký phiên điều trần có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần;

b) Phổ biến nội quy phiên điều trần;

c) Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên điều trần;

d) Ghi biên bản phiên điều trần;

đ) Thực hiện các công việc khác do Chủ tọa phiên điều trần giao.

2. Thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong những trường hợp quy định tại Điều 83 của Luật này.

 

Điều 83. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần, người giám định, người phiên dịch

Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần, người giám định, người phiên dịch phải từ chối thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Là người thân thích với bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra;

2. Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;

3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ không vô tư khi làm nhiệm vụ.

Điều 84. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần

1. Việc từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần trước khi mở phiên điều trần phải được lập thành văn bản trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.

2. Việc từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần tại phiên điều trần phải được ghi vào biên bản phiên điều trần.

 

Điều 85. Quyết định việc thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần

1. Trước khi mở phiên điều trần, việc thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định.

2. Tại phiên điều trần việc chấp nhận thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định sau khi nghe ý kiến của người từ chối hoặc người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thảo luận kín và quyết định theo đa số.

Trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần. Việc cử thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần khác thay thế người bị thay đổi do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định.

 

MỤC 4
ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CẠNH TRANH

 

Điều 86. Điều tra sơ bộ

Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau đây:

1. Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý;

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này.

 

Điều 87. Thời hạn điều tra sơ bộ

1. Thời hạn điều tra sơ bộ là ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, điều tra viên được phân công điều tra vụ việc cạnh tranh phải hoàn thành điều tra sơ bộ và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức.

 

Điều 88. Quyết định đình chỉ điều tra, quyết định điều tra chính thức

Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra một trong các quyết định sau đây:

1. Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật này;

2. Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này.

 

Điều 89. Nội dung điều tra chính thức

1. Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm:

a) Xác minh thị trường liên quan;

b) Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra;

c) Thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm.

2. Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

 

Điều 90. Thời hạn điều tra chính thức

Thời hạn điều tra chính thức được quy định như sau:

1. Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thời hạn điều tra chính thức là chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá sáu mươi ngày;

2. Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, thời hạn điều tra chính thức là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá sáu mươi ngày;

3. Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra.  

 

Điều 91. Biên bản điều tra

1. Khi tiến hành điều tra, điều tra viên phải lập biên bản điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm, người tiến hành điều tra, bên bị điều tra, nội dung điều tra, khiếu nại, yêu cầu của bên bị điều tra.

2. Biên bản điều tra phải được điều tra viên đọc cho bên bị điều tra nghe trước khi cùng ký vào biên bản.

3. Trường hợp bên bị điều tra từ chối ký biên bản thì điều tra viên phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

 

Điều 92. Yêu cầu mời người làm chứng trong quá trình điều tra

1. Trong quá trình điều tra, các bên có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh mời người làm chứng. Bên yêu cầu mời người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết phải có người làm chứng để cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định.

2. Giấy mời người làm chứng của cơ quan quản lý cạnh tranh ghi rõ họ, tên, nơi ở của người được mời, thời gian, địa điểm trình bày, các bên và đối tượng của vụ việc.

3. Nội dung trình bày của người làm chứng phải được điều tra viên lập thành biên bản và đọc cho người làm chứng nghe trước khi cùng ký vào biên bản.

 

Điều 93. Báo cáo điều tra

1. Sau khi kết thúc điều tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.

2. Báo cáo điều tra gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tóm tắt vụ việc;

b) Các tình tiết và chứng cứ được xác minh;

c) Đề xuất các biện pháp xử lý.

 

Điều 94. Chuyển hồ sơ trong trường hợp vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm

Trường hợp qua điều tra phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều tra viên phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

 

Điều 95. Trả lại hồ sơ trong trường hợp có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thấy có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải trả lại hồ sơ cho cơ quan quản lý cạnh tranh để tiếp tục điều tra theo thủ tục quy định tại Luật này. Thời hạn điều tra quy định tại Điều 90 của Luật này được tính từ ngày nhận lại hồ sơ.

 

Điều 96. Điều tra bổ sung, thời hạn điều tra bổ sung

1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Thời hạn điều tra bổ sung là sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu điều tra bổ sung bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

 

Điều 97. Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra

Chính quyền địa phương, cơ quan công an, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.

 

MỤC 5
PHIÊN ĐIỀU TRẦN

 

Điều 98. Vụ việc cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần

Vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần.

 

Điều 99. Chuẩn bị mở phiên điều trần

1. Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. 

2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Mở phiên điều trần;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở phiên điều trần.

4. Trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Điều 100. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của Luật này, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

 

Điều 101. Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh

1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:

a) Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy định của Luật này và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét thấy đề nghị đó là xác đáng;

b) Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại;

c) Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả gây ra và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp việc điều tra được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.

2. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho bên bị điều tra, bên khiếu nại (nếu có) và cơ quan quản lý cạnh tranh.

 

Điều 102. Quyết định mở phiên điều trần

1. Quyết định mở phiên điều trần phải được giao cho các bên có tên trong quyết định chậm nhất mười ngày trước ngày mở phiên điều trần.

2. Quyết định mở phiên điều trần phải có các nội dung sau đây:

a) Bên bị điều tra;

b) Bên khiếu nại hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh trong trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này;

c) Điều, khoản cụ thể của Luật này bị vi phạm;

d) Thời gian, địa điểm mở phiên điều trần;

đ) Phiên điều trần được tổ chức công khai hoặc tổ chức kín;

e) Họ, tên của các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

g) Họ, tên điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần;

h) Họ, tên luật sư;

i) Họ, tên người phiên dịch;

k) Họ, tên người làm chứng;

l) Họ, tên người giám định;

m) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

 

Điều 103. Triệu tập những người cần phải có mặt tại phiên điều trần

Căn cứ vào quyết định mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gửi giấy triệu tập cho những người cần phải có mặt tại phiên điều trần chậm nhất mười ngày trước ngày mở phiên điều trần.

 

Điều 104. Phiên điều trần

1. Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín.

2. Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:

a) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần;

b) Bên bị điều tra;

c) Bên khiếu nại;

d) Luật sư;

đ) Điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh;

e) Những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.

3. Sau khi nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.

 

MỤC 6
HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH

 

Điều 105. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:

a) Tóm tắt nội dung vụ việc;

b) Phân tích vụ việc;

c) Kết luận xử lý vụ việc.

2. Chủ toạ phiên điều trần có trách nhiệm ký quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

3. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho các bên liên quan trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ký.

 

Điều 106. Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 của Luật này.

 

MỤC 7
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

 

Điều 107. Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh. 

2. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại. 

 

Điều 108. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;

b) Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;

c) Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;

d) Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại;

đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại. 

2. Đơn khiếu nại phải được gửi cho cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh kèm theo các chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.

 

Điều 109. Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn khiếu nại theo quy định tại Điều 108 của Luật này trong thời hạn năm ngày làm việc.

 

Điều 110. Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại, chuyển đơn khiếu nại kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh và kiến nghị của mình đối với đơn khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 107 của Luật này.

 

Điều 111. Thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá ba mươi ngày.

 

Điều 112. Quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh

Khi xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền sau đây:

1. Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại là không đủ căn cứ;

2. Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết định này không đúng pháp luật;

3. Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:

a) Chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ;

b) Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không đúng quy định của Luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng cạnh tranh.

 

Điều 113. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Thương mại khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh

Khi xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Thương mại có các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này, quyền hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết lại theo thủ tục quy định tại Luật này trong trường hợp chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ.

 

Điều 114. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký.

 

Điều 115. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại

1. Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền.

2. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

 

Điều 116. Hậu quả của việc khởi kiện

Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành.

 

MỤC 8
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

 

Điều 117. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

b) Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;

c) Cải chính công khai;

d) Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;

đ) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 118. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

2. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Chính phủ quy định cụ thể mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.

 

Điều 119. Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền hạn sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều 117 của Luật này;

đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 của Luật này.

3. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 120. Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức nhà nước

Cán bộ, công chức nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 121. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Mục 7 Chương này thì bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.

2. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

 

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 122. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

 

Điều 123. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.

 

Chủ tịch quốc hội

Nguyễn Văn An

 

 

Giới thiệu 

Công ty Luật Nhân Dân thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội là Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật độc lập, đã và đang khẳng định là một trong số những công ty tư vấn chuyên nghiệp tại Việt Nam, được các luật sư có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nhằm giúp cá nhân, doanh nghiệp giải quyết được gánh nặng pháp lý.

Đọc thêm »

Hỗ trợ trực tuyến

 Tư vấn hoàn toàn miễn phí

ĐT: 02462.587.666

Hotline: 0966.498.666

Địa chỉ liên hệ

ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN

Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...

Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...

Tìm hiểu quy trình giải ...

Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...

Những chính sách quan ...

Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...

Đổi số chứng minh nhân dân ...

Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...

Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...

Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...

Những quy định mới của Nhà ...

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...

Scroll to top