Để khắc phục những tồn hại, hạn chế và vướng mắc của hoạt động công chứng; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng với các dịch vụ công chứng tại nhà, công chứng ngoài giờ, công chứng lấy nhanh…; phát huy vai trò của công chứng trong phát triển kinh tế - xã hội, Bộ chính trị đã đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, cần tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng. Tuy nhiên, hoạt động công chứng là một loại hình dịch vụ công, công chứng viên do Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện dịch vụ này; thực hiện công việc đòi hỏi tính chuyên môn và trách nhiệm pháp lý cao. Do vậy, việc xã hội hóa hoạt động này cần có lộ trình thích hợp. Trong khi trình độ xã hội còn nhiều hạn chế cộng với tính phức tạp, thiếu ổn định của hệ thống pháp luật đã khiến cho nhận thức cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động này còn nhiều bất cập. Do vậy, không nên nóng vội chuyển đổi các Phòng Công chứng (đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp) thành Văn phòng Công chứng (hoạt động theo Luật doanh nghiệp) như một số quan điểm hiện nay.
Hai là, sớm ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng, tập trung vào một số nội dung sau:
- Về công chứng viên: Để nâng cao chất lượng, bảo đảm sự phát triển bền vững của đội ngũ công chứng viên cần quy định chặt chẽ hơn các điều kiện bổ nhiệm công chứng viên. Theo đó, xác định rõ hơn địa vị pháp lý của công chứng viên; quy định rõ công chứng viên chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; nâng thời gian đào tạo nghề công chứng từ 6 tháng lên 12 tháng; bổ sung quy định người miễn đào tạo phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng. Sửa đổi quy định về tập sự hành nghề công chứng theo hướng không miễn đào tạo nghề công chứng mà chỉ giảm thời gian tập sự đối với đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng trước đây; bổ sung quy định về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, quy định công chứng viên chỉ được hành nghề đến 65 tuổi; bổ sung quy định về kiểm tra và tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, bồi dưỡng thường xuyên.
- Về tổ chức hành nghề công chứng: Sửa đổi, bổ sung các quy định về Văn phòng công chứng nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho Văn phòng công chứng trong việc thay đổi loại hình hoạt động, thúc đẩy phát triển các Văn phòng công chứng quy mô lớn, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả. Quy định việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng phê duyệt; Phòng Công chứng chỉ được thành lập ở những địa bàn chưa có điều kiện phát triển Văn phòng công chứng để đáp ứng yêu cầu của người dân.
Ba là, triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020, bảo đảm phát triển các tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và phân bổ hợp lý gắn với địa bàn dân cư trên toàn quốc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức trong xã hội, tăng cường tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, khắc phục tình trạng phát triển tổ chức hành nghề công chứng không đồng đều giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Bốn là, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề công chứng; tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức hành nghề công chứng. Xây dựng quy hoạch công chứng viên căn cứ theo nhu cầu thực tế của địa phương.
Năm là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động công chứng; hướng dẫn định hướng các công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật công chứng và văn bản hướng dẫn thi hành để phát triển lành mạnh các hoạt động công chứng.
Sáu là, xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về bất động sản, tạo nền tảng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để khắc phục rủi ro trong hoạt động hành nghề của công chứng viên.
Nguồn: Sưu tầm
-
Hits: 22452
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...