Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Di chúc là thủ tục hành chính quan trọng khi bạn muốn phân chia tài sản của mình cho người khác. Nhưng để di chúc được hợp pháp khi đưa ra pháp luật trước khi lập di chúc bạn cần chú ý điều gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi chắc chắn bạn sẽ có bản di chúc hợp lệ và thấu đáo.
Về hình thức của bản di chúc
Nếu di chúc được lập thành văn bản thì gồm có các nội dung:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật
Trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc và phải tuân thủ quy định về “nội dung của di chúc bằng văn bản”
Nếu di chúc bằng miệng, người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc:
Phải có 02 người làm chứng, riêng những người sau không được làm chứng:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự
Di chúc hợp pháp
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, phải đầy đủ các điều kiện đưa ra
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Hiệu lực pháp luật của di chúc
– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
– Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
-
Hits: 2887
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...