Căn cứ Nghị định 46 (thay thế Nghị định 171 và 107), từ mùng 1/8/2016 115 hành vi và nhóm hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ tăng mức xử phạt.
Lái ôtô say xỉn bị phạt đến 18 triệu đồng
So với các Nghị định ban hành được lưu trong tủ tài liệu mua tại nội thất Đức Khang hồ sơ trước đó, Nghị định 46 quy định nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ có mức xử phạt tăng từ 2 đến 5 lần.
Như nhóm vi phạm về nồng độ cồn, người điều khiển ôtô vi phạm ở mức cao nhất có thể bị phạt đến 18 triệu đồng và bị tước GPLX tối đa 6 tháng (mức phạt cũ tối đa 15 triệu đồng). Đối với người lái môtô vi phạm lỗi này, mức phạt cao nhất tăng lên 4 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng (mức cũ phạt 3 triệu đồng, tước GPLX 2 tháng).
Hành vi đi môtô, xe gắn máy vào đường cao tốc có thể bị phạt đến 1 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng (mức cũ là 400.000 đồng). Cùng ở nhóm vi phạm về đường cao tốc, người điều khiển ôtô dừng đỗ, quay đầu, đi ngược chiều trên cao tốc cũng bị phạt 6 triệu đồng, cao gấp 5 lần mức phạt cũ.
Trong nhóm vi phạm về tốc độ, người điều khiển ôtô vượt quá tốc độ quy định có thể bị phạt đến 8 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng. Còn người điều khiển xe môtô chạy vượt quá tốc độ quy định trên 20 km, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng.
Nghị định 46 cũng đề ra nhiều chế tài xử phạt mới đối với các lỗi vi phạm như ném gạch, đất, cát, đá hoặc vật thể khác vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ (phạt 1 triệu đồng). Mức phạt tối đa là 7 hoặc 14 triệu đồng cũng được áp dụng với với hành vi cá nhân hay tổ chức rải, đổ hóa chất gây hỏng đường bộ.
Ngoài ra, Nghị định 46 quy định, các tổ chức thu phí đường bộ để lượng ôtô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên 1 làn trên 100 xe, chiều dài trên 750 m hoặc mỗi xe qua trạm thu phí phải dừng trên 10 phút mà không áp dụng giải pháp do cơ quan chức năng chỉ đạo, phạt từ 8 đến 70 triệu đồng.
Vượt đèn vàng bị phạt như đèn đỏ
Nằm trong nhóm lỗi vi phạm hiệu lệnh quy định tại Nghị định 46, hành vi điều khiển ôtô vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ với mức phạt tối đa là 2 triệu đồng (mức cũ là 1,2 triệu đồng). Còn người đi môtô, xe gắn máy, xe máy điện vượt đèn vàng bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng.
'Phạt lỗi vượt đèn vàng như đèn đỏ là vô lý': Nhiều người dân cho rằng, việc phạt lỗi vượt đèn vàng như đèn đỏ là vô lý. Nếu áp dụng thì nên bỏ đèn vàng khỏi cột bởi nó không còn tác dụng.
Tương tự, lực lượng chức năng sẽ xử phạt với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn vàng từ 400.000 đến 600.000 đồng; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác vượt đèn vàng từ 60.000 đến 80.000 đồng.
Nghị định mới quy định việc xử phạt vượt đèn vàng ngang bằng hành vi vượt đèn đỏ đã gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ cần phạt nặng người đi xe vượt đèn vàng để nâng cao ý thức chấp hành luật thì không ít người cho rằng, việc xử phạt không phù hợp, trái với tính chất của hai màu đèn tín hiệu giao thông.
Nghị định 46 quy định vượt đèn vàng bị xử lý như vượt đèn đỏ và mức phạt tối đa lên đến 2 triệu đồng.
Bình luận trên Zing.vn, độc giả lý giải đèn xanh và đỏ là tin hiệu bắt buộc phải tuân thủ. Đèn vàng báo hiệu để người tham gia giao thông tính toán thực tế có thể vượt hay không không vượt. “Khi gặp đèn vàng mà thắng gấp thì người đi phía sau xử lý không kịp, sẽ xảy ra tai nạn”, độc giả Đình Vũ viết.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng hành vi vượt tín hiệu đèn vàng khi đang tiếp tục di chuyển khác về tính chất, mức độ đối với việc cố tình vượt đèn đỏ.
Xem thêm:
Khoản 3, Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Tín hiệu xanh là được đi, tín hiệu đỏ là cấm đi, còn tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng (nếu đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp). Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ. Do đó, luật sư Thơm đánh giá việc quy định mức xử phạt vượt đèn đỏ và đèn vàng tương đương nhau là không phù hợp với Luật Giao thông đường bộ.
Ngoài ra, việc xử phạt nặng lỗi vượt đèn vàng có thể gây khó khăn cho cán bộ thực thi vì bằng mắt thường rất khó xác định người điều khiển phương tiện vượt qua vạch khi có tín hiệu đèn vàng. “Do vậy sẽ có nhiều tranh chấp giữa cán bộ thực thi và người tham gia giao thông, nhất là các điểm không có camera”, luật sư Nguyễn Anh Thơm nói.
Nguồn: Internet
-
Hits: 3239
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...