Hội chứng Cushing là một loại bệnh lý về nội tiết khi chức năng của vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn. Lúc này lượng cortisol trong máu tăng cao hơn mức bình thường nên gây ra nhiều triệu chứng như mặt no tròn, rậm lông, huyết áp tăng, có nhiều vết rạn đỏ tím trên da…Sau đây là cách điều trị hội chứng Cushing.
Hội chứng Cushing hay còn gọi là hội chứng suy tuyến thượng thận thứ phát, là một bệnh lý do lượng cortisol được sản xuất quá mức. Phần lớn những người bệnh không được phát hiện sớm và cũng không có sự hiểu biết về hội chứng này nên những hệ lụy nặng nề là các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến mạng sống người bệnh. Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách điều trị hội chứng Cushing sau đây:
Những dấu hiệu nhận biết hội chứng Cushing là gì?
Người mắc hội chứng Cushing thường có dấu hiệu mặt no tròn, có nhiều mỡ, rậm lông, xuất hiện nhiều vết rạn da màu đỏ tím, kinh nguyệt không đều (ở nữ), liệt dương (ở nam), loãng xương, các cơ trở nên yếu ớt, các khớp thường xuyên đau nhức,…
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Cushing là gì?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này:
- Sử dụng thuốc corticoid kéo dài với liều cao.
- Tuyến yên có khối u hoặc bị ung thư, các loại ung thư khác có tiết ra ACTH (ung thư tuyến ức, tuyến tụy, phế quản,…)
- Mắc các bệnh về tuyến thượng thận. Ví dụ: ung thư vỏ tuyến thượng thận.
Ngoài ra để có cái nhìn sâu hơn về hội chứng này, các bạn có thể tham khảo thêm tại: hội chứng Cushing là gì.
Cách điều trị hội chứng Cushing
Nếu người bệnh có các dấu hiệu về việc mắc hội chứng Cushing sẽ được bác sĩ chuẩn đoán bằng các phương pháp y học để xác định rõ ràng về tính chính xác và mức độ bệnh. Việc chuẩn đoán có thể gồm vài cách như sau:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: việc này sẽ giúp đo được lượng hormone trong máu và nước tiểu. Từ đó, sẽ xác định được người bệnh có mắc hội chứng Cushing hay không và giúp xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng này của người bệnh.
- Chuẩn đoán hình ảnh: Sử dụng phương pháp chụp cắt lớp để xem hình ảnh của tuyến thượng thận trong cơ thể và xác định xem có khối u ở những cơ quan này hay không.
- Xét nghiệm nước bọt: sử dụng mẫu nước bọt vào ban đêm của bệnh nhân để chuẩn đoán về hội chứng Cushing.
- Xét nghiệm mẫu máu lấy ra từ các xoang đá: điều này chẳng những giúp các bác sĩ xác định được hội chứng Cushing mà còn giúp họ tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh này.
Sau khi chuẩn đoán được bệnh và tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Cushing trên cơ thể thì các bác sĩ mới bắt đầu điều trị bằng phương pháp phù hợp cho từng bệnh nhân. Làm giảm nồng độ cortisol trong máu là đích đến cuối cùng của việc điều trị hội chứng Cushing, các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật: Nếu khối u là nguyên nhân gây ra hội chứng này trên cơ thể người bệnh thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u này.
Nếu người bệnh có khối u tuyến thượng thận thì bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ nó bằng phẩu thuật tiêu chuẩn. Nếu là khối u ở vùng tuyến yên thì bác sĩ sẽ phẫu thuật thông qua mũi của bệnh nhân. Trong trường hợp khối u ở những vị trí khác thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật với các vết thương nhỏ nhất có thể (Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu).
Khối u ở vùng tuyến yên sẽ được bác sĩ phẫu thuật thông qua mũi của bệnh nhân.
Sau khi bệnh nhân được phẫu thuật thành công thì các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bằng những loại tuốc thay thế cortisol mà vẫn cung cấp đủ lượng cortisol cần thiết cho cơ thể.
Hầu hết các bệnh nhân sẽ hồi phục lại bình thường sau một thời gian phẫu thuật. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục hoặc sẽ có một số trường hợp là tuyến thượng thận của bệnh nhân sẽ không bao giờ hồi phục lại được nữa, nên họ sẽ sử dụng loại thuốc thay thế suốt thời gian về sau.
- Hạn chế dùng corticosteroid: Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc corticosteroid liều cao và kéo dài trở thành nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing thì bác sĩ sẽ giảm hoặc không kê đơn thuốc có corticosteroid.
Nếu sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh thì bệnh nhân cần phải dưới sự giám sát của các bác sĩ chứ không được tự ý thay đổi loại thuốc đang sử dụng. Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra một toa thuốc phù hợp với bệnh nhân, giảm lượng corticosteroid từ từ và cho đến khi tuyến thượng thận có khả năng sản xuất ra cortisol bình thường thì mới dừng sử dụng thuốc hẳn.
- Xạ trị: Trong trường hợp bác sĩ chuẩn đoán không có khả năng loại bỏ hoàn toàn khối u trong cơ thể hoặc bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân dùng phương pháp xạ trị để điều trị căn bệnh này.
Trong phương pháp điều trị bằng xạ trị này, bác sĩ có thể dùng cách tiêm nhiều lần với liều nhỏ trong 6 tuần, hoặc dùng kỹ thuật xạ phẫu đích để giảm thiểu sự phơi nhiễm phóng xạ, tránh gây ra hệ lụy sau này.
- Dùng thuốc để điều trị: Trong trường hợp xạ trị hoặc phẫu thuật không có hiệu quả, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc đặc trị do bác sĩ kê đơn để điều trị hội chứng Cushing. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mà phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Cắt bỏ tuyến thượng thận: Bác sĩ chỉ dùng phương pháp điều trị này khi các phương pháp trên đều vô hiệu. Cách này sẽ ngăn chặn việc sản xuất ra lượng cortisol thừa trong cơ thể nhưng cần sử dụng thuốc bổ sung lượng hormone này suốt đời.
Ngoài việc điều trị hội chứng Cushing bằng những phương pháp kỹ thuật y học thì các bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống hợp lý để hỗ trợ điều trị tốt hơn. Chỉ cần một số thói quen nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ giúp bạn hồi phụ sức khỏe nhanh chóng.
- Tập thể dục: Thời gian đầu, các cơ còn khá yếu nên người bệnh chỉ cần tập những bài tập ở cường độ thấp. Chỉ cần kiên trì tập luyện theo mức độ tăng dần trong một thời gian thì khả năng hồi phục của bệnh nhân sẽ trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi để giúp cơ thể phục hồi xương nhanh chóng và giảm được lượng mỡ thừa do hội chứng Cushing gây ra.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn
Nhận biết tuyến thượng thận đã phục hồi chức năng bằng cách nào?
Trong những đợt tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra thử máu của bệnh nhân và đánh giá kết quả hormone cortisol của tuyến thượng thận tiết ra trong cơ thể. Dựa vào những kết quả này, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được tình trạng bệnh nhân như thế nào.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân tự ý mua thuốc tự điều trị bệnh. Nhưng đối với các bệnh lý nghiêm trọng và có nhiều biến chứng như hội chứng Cushing thì bệnh nhân không được phép tự điều trị mà cần phải có sự theo dõi và chuẩn đoán chính xác của bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
>> Những lưu ý khi chăm sóc người sau mổ hội chứng ống cổ tay
Được tổng hợp bởi vntuvanluat.com
-
Hits: 9141
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...