Bệnh tự miễn là căn bệnh khá đáng sợ. Bệnh tự miễn tức là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự hủy hoại chính mình. Chính vì vậy mà hôm nay tôi xin chia sẻ cách phòng bệnh tự miễn bằng thực phẩm sẵn có sau đây.
Tìm hiểu về bệnh tự miễn
Hệ miễn dịch là hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm bệnh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus có cơ hội tấn công vào các tế bào, gây ra những căn bệnh cho cơ thể.
Trong thời kỳ phôi, hệ miễn dịch có chức năng nhận diện những kháng nguyên của mình, để khi ra đời không chống lại chúng nhờ cơ chế loại trừ Th tự phản ứng. Thông thường, hệ thống miễn dịch chỉ sinh kháng thể chống lại những kháng nguyên không được nhận diện (từ thời kỳ phôi thai), tức là những kháng nguyên không phải của mình hoặc không còn giống mình. Vì lý do nào đó, một số kháng nguyên của cơ thể không được hệ miễn dịch nhận diện trong thời kỳ phôi, hoặc do các yếu tố bên trong hay bên ngoài làm biến đổi cấu trúc kháng nguyên của cơ thể…thì chúng trở thành tự kháng nguyên kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra tự kháng thể, và trong nhiều trường hợp gây nên bệnh tự miễn (khi những tự kháng thể này thật sự có hại cho cơ thể).
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể quay trở lại tấn công vào các mô của cơ thể. Tự miễn khác xa dị ứng. Trong dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những phần tử lạ xâm nhập cơ thể (ví dụ phấn hoa, bụi bặm…), còn tự miễn thì hậu quả sẽ là sự hủy diệt các mô, tế bào của chính cơ thể mà hệ miễn dịch đã tấn công vào dẫn đến gây ra trên 80 tình trạng bệnh khác nhau. Tự miễn có thể tác động vào nhiều mô cùng một lúc hoặc chỉ tác động vào từng cơ quan riêng lẻ.
Những người có nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch
Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh TMD nhưng đa số các trường hợp bệnh xảy ra ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, một số bệnh thường gặp ở phụ nữ da đen và da vàng hơn so với phụ nữ da trắng. Do yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế gây phát sinh các bệnh TMD nên các bệnh này thường có tính chất gia đình, những người cùng huyết thống với bệnh nhân mắc bệnh TMD cũng sẽcó nguy cơ cao bị mắc các bệnh này. Do đó, khimột người bị mắc bệnh TMD, nên hỏi xem các thành viên khác trong gia đình có các triệu chứng bệnh giống như mình không.
5 cách phòng bệnh tự miễn bằng thực phẩm sẵn có
1. Thực phẩm giàu vitamin K2
Các nghiên cứu cho thấy rằng Vitamin K2 cũng có tác dụng phòng bệnh tự miễn hiệu quả. Vitamin K2 có nhiều trong dầu thực vật và trong món ăn nổi tiếng của Nhật Bản làm từ đậu nành, có tên gọi là Natto.
2. Các chất vi lượng
Sự thiếu hụt vi chất như selen, magiê và kẽm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch, vì nó làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Vi chất rất cần thiết cho hoạt động của hormone tuyến giáp. Nên bổ sung vào chế độ ăn các loại hạt và đậu, để cơ thể không bị thiếu các nguyên tố vi lượng.
3. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D rất cần thiết cho hoạt động trao đổi chất và miễn dịch của cơ thể, bao gồm tế bào TH17. Tế bào TH17 là loại tế bào miễn dịch giúp chúng ta chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Khi một người mắc một bệnh tự miễn dịch, tế bào TH17 sản xuất quá mức, ngoài tầm kiểm soát, và gây ra tình trạng tế bào khỏe mạnh cũng bị tấn công. Vitamin D đã được chứng minh là giúp làm giảm phản ứng viêm ở tế bào TH17 này. Vitamin D có dồi dào nhất trong mỡ động vật và sữa. Tắm nắng cũng có thể giúp bạn hấp thụ vitamin cần thiết này.
4. Thực phẩm giàu Sắt
Thiếu sắt liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch, bởi vì một lượng lớn chất sắt lưu trữ được hấp thu ở ruột. Các tổn thương của niêm mạc ruột và hội chứng ruột bị rò rỉ được coi là nguyên nhân dẫn đến bệnh tự miễn dịch. Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò và rau chân vịt.
5. Thực phẩm giàu vitamin A
Cơ thể thiếu hụt vitamin A có liên quan đến một số bệnh tự miễn dịch, bao gồm viêm khớp dạng thấp và bệnh tiểu đường loại 1. Các nhà nghiên cứu tin rằng Vitamin A giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, có thể giảm bớt khả năng đáp ứng miễn dịch quá mức có thể gây hại cho cơ thể. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như cá, động vật có vỏ, gan. Carotenes thực vật - một tiền chất của vitamin A được tìm thấy trong khoai lang và cà rốt.
>> Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh số 5
Được tổng hợp bởi vntuvanluat.com
-
Hits: 2201
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...