Muốn tiến hành đổi họ cho con (6 tuổi) từ họ cha sang họ mẹ thì bạn cần có sự đồng ý của cha đứa bé. Và có đầy đủ giấy tờ giấy khai sinh của con, CMND của bạn, hộ khẩu…và nộp hồ sơ tại UBND xã, phường nơi đăng ký khai sinh cho con.
Mâu thuẫn, bất đồng quan điểm rồi dẫn đến hôn nhân đổ vỡ khiến các cặp vợ chồng muốn dứt khoát và không còn muốn dính líu với nhau trong mọi chuyện và chuyện đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ cũng không phải là ngoại lệ. Việc đổi tên cho con từ họ cha sang họ mẹ tưởng phức tạp nhưng hiểu luật thì việc này khá đơn giản. Hãy làm theo hướng dẫn cách đổi tên cho con từ họ cha sang họ mẹ dưới đây chắc chắn bạn sẽ hoàn thành thủ tục này một cách nhanh chóng.
Hôn nhân đổ vỡ khiến bạn muốn đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ
Theo Điều 27. Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau:
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
- a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
- b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
- c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
- d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
- e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
- g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
- h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
- Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
- Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ cần làm theo trình tự quy định của pháp luật
Và cũng theo Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 xác định phạm vi thay đổi hộ tịch gồm
- Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
- Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
- Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
- Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, nếu muốn tiến hành thay đổi họ cho con (6 tuổi) thì bạn cần có sự đồng ý của cha cháu nữa, việc đồng ý này phải được thể hiện bằng văn bản. Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như giấy khai sinh của con, CMND của mẹ đê tiến hành thủ tục đổi tên cho con từ họ cha sang họ mẹ nhanh chóng
- Giấy khai sinh bản chính của con
- CMND, hộ khẩu (sao y)
- Tờ khai xin thay đổi, cải chính họ, tên cho con (sử dụng mẫu của UBND phường, xã nơi đăng ký khai sinh cho con).
- Các loại giấy tờ khác liên quan đến việc thay đổi, cải chính họ, tên cho con.
Hồ sơ nộp tại UBND xã, phường nơi đăng ký khai sinh cho con.
Về việc thay đổi quê quán cho cháu, thì Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch như sau: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Theo đó thì, ngay từ khi sinh ra thì quê quán của trẻ em đã được xác định theo quê quán của người cha hoặc quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Chỉ trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì quê quán của con được xác định theo quê quán của người mẹ. Do đó, không có cơ sở pháp lý để tiến hành đổi lại quê quán của con bạn.
Ngoài ra, để con em được học tập tốt nhất, bạn có thể tham khảo: giasuviet.com.vn để lựa chọn trung tâm gia sư uy tín nhất Hà Nội hiện tại.
Tham khảo:
Hướng dẫn phân chia tài sản khi không có di trúc theo quy định pháp luật
Thủ tục sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế thế nào?
-
Hits: 7635
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...