Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế rất đa dạng và khá hấp dẫn, không chỉ giới hạn ở những công việc ở cơ quan nhà nước mà còn công tác ở các công ty, dịch vụ pháp luật…
Có thể thấy, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên tổ chức Thương mại thế giới WTO, việc hiểu biết về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào. Do đó, nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao trong ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng là rất lớn. Vì vậy với những thông tin ở trên đã giải quyết được thắc mắc học ngành luật có dễ xin việc không của nhiều bạn sinh viên.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Luật kinh tế rất rộng mở
Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế rất đa dạng và khá hấp dẫn, không chỉ giới hạn ở những công việc liên quan đến nghề luật trong các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… mà còn có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư hoặc ở những tổ chức dịch vụ pháp luật.
Cụ thể, sinh viên có thể làm việc trong một số ngành nghề, lĩnh vực như sau:
- Làm việc tại các doanh nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế sẽ thích hợp với công việc ở các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh.
- Làm việc tại các cơ quan nhà nước: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, với kiến thức căn bản về kinh tế có thể làm việc ở tòa án các cấp, các cơ quan của Quốc hội, viện kiểm sát, công an, các bộ ngành của chính phủ, Ủy ban nhân dân, sở, phòng, ban ở địa phương…
Sinh viên học Luật kinh tế có thể tự tin tìm việc ở quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
- Làm việc tại các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể tham gia làm việc tại các viện nghiên cứu và các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: văn phòng luật sư, công ty luật.
Ngoài ra, Cử nhân Luật kinh tế có thể tham gia các trung tâm trọng tài thương mại với tư cách là trọng tài viên giải quyết các tranh chấp thương mại; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành luật kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.
Hiện nay, mức lương của ngành Luật kinh tế dao động trong khoảng từ 5 - 9 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới tốt nghiệp và con số này dao động tùy thuộc vào thực lực, kỹ năng, khả năng thích ứng và kinh nghiệm của từng người.
Xem thêm: 47% người lao động Việt làm việc ngoài giờ không được trả lương
-
Hits: 5798
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...