Đóng bảo hiểm bao lâu thì được chế độ thai sản là câu hỏi được các chị em phụ nữ rất quan tâm. Chúng mình cùng tìm ra câu trả lời cho thắc mắc này nhé.
Tham gia bảo hiểm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho người đóng, một trong số những quyền lợi dành cho những người tham gia bảo hiểm xã hội chính là hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, không phải cứ đóng bảo hiển xã hội là được hưởng ngay quyền lợi này. Thời gian đóng chính là yếu tố quyết định xem người đóng đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản hay chưa. Vì vậy, tìm hiểu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản là rất quan trọng.
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản
Cả nam và nữ đều có thể là đối tượng hưởng chế độ thai sản
Những người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể được hưởng chế độ thai sản:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Nếu bạn đang bị thất nghiệp, nhưng không mình có được nhận bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp không, hãy tham khảo tại Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản
Các đối tượng lao động trên đây được hưởng chế độ thai sản với điều kiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
Ngoài ra, lao động nữ nếu đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh có thểm quyền, để được hưởng chế độ thai sản thì những người lao động này cần đóng BHXH tối thiểu 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động thuộc các đối tượng nêu trên và có thời gian đóng BHXH theo đúng quy định thì vẫn được hưởng chế độ thai sản kể cả trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc.
Để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đóng BHXH tối thiểu 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi
Lưu ý về thời gian sinh con hoặc nhận con nuôi: nếu thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi trước ngày 15 hàng tháng thì tháng này không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Nếu thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi từ ngày 15 trở đi và tháng đó có đóng BHXH thì tháng này được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi, còn trong trường hợp tháng này không đóng BHXH thì sẽ tính như trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi trước ngày 15 hàng tháng.
Đối với trường hợp chỉ có cha đẻ hoặc cha nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi đóng BHXH thì thời gian đóng BHXH cũng được quy định tương tự nhưng chỉ được nhận trợ cấp 1 lần. Xem chi tiết bài viết: Mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cho bà bầu năm 2017
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Đối với lao động nữ sinh con và lao động nam có vợ sinh con, khi đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì cần có đủ bộ hồ sơ gồm: bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, mẫu C70A – HD (danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) theo quyết định số 636/QĐ-BHXH ban hành ngày 22/04/2016 của BHXH Việt Nam).
Lưu ý: thời gian để hoàn thiện hồ sơ cho cơ quan BHXH là không quá 45 ngày tính từ thời điểm người lao động đi làm trở lại. Trong trường hợp đã có đủ giấy tờ, người lao động có thể chủ động nộp cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đã thôi việc thì người lao động chủ động nộp hồ sơ và sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
Mức hưởng chế độ thai sản
Người lao động được hưởng 6 tháng lương tính theo mức lương bình quân của 6 tháng đóng BHXH gần nhất trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi. Nếu thời gian đóng BHXH của người lao động không liên tục thì mức tiền đóng BHXH trung bình vẫn sẽ được tính theo 6 tháng gần nhất tính từ thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng.
Ngoài ra, người lao động được hưởng trợ cáp 1 lần sau sinh bằng 2 lần số tiền lương cơ sở. Tiền lương cơ sở được tính theo tháng gần nhất trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng. Đối với chị em phụ nữ không làm việc tại công ty hay xí nghiệp cũng nên đóng bảo hiểm để được giảm chi phí trong quá trình mang thai. Chị em tham khảo bài viết Tìm hiểu về hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các quy định mới nhất (2017) về chế độ cho thai sản
Theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 47/2017/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 01/7/2017, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng.
Theo điều 38: ” Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi – Luật bảo hiểm xã hội 2014: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Mức trợ cấp thai sản:
- Quy định trợ cấp thai sản hiện tại: 2.420.000 đồng
- Mức trợ cấp thai sản áp dụng từ ngày 01/07/2017: 2.600.000 đồng
- Mức tăng này đươc đánh giá tăng theo mức tăng lương cơ sở bắt đầu áp dụng từ ngày 01/07/ 2017.
Các trường hợp hưởng chế độ thai sản
TH1: Chế độ nghỉ thai sản dành cho bố
Nếu người lao động là nam giới đóng bảo hiểm xã hội khi vợ nghỉ sinh được hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày. áp dụng trong các trường hợp:
– Nghỉ 5 ngày làm việc: Vợ sinh mổ
– Nghỉ 7 ngày làm việc: Vợ sinh con dưới 32 tuần tuổi
– Nghỉ 10 ngày làm việc: Nếu vợ sinh đôi, từ những ca sinh 3 trở lên thì mỗi người cộng thêm 3 ngày làm việc.
Với những ca sinh đối trở lên mà phải phẫu thuật thì bộ sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian này áp dung trong 30 ngày từ khi sợ sinh con.
TH2. Chế độ trợ cấp thai sản cho người mang thai hộ
Với những người mang thai hộ, ngoài mức trợ cấp thai sản như quy định thì người mang thai hội sẽ được hưởng đầy đủ chế độ khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… Thời gian này bắt đầu áp dụng từ khi mang thai đến lúc sinh con giao đưa bé cho người me thật của bé, thời gian không được quá 6 tháng.
Từ khi sinh đến lúc giao con mà chưa đủ 60 ngày hưởng chế độ và trợ cấp thai sản thì người mang thai hộ sẽ được hưởng tiếp tính cả những ngày nghỉ được phép theo quy định và được hưởng chế độ từ thời điêm giao con đến khi con đủ 6 tháng.
TH3. Chế độ và trợ cấp thai sản nếu sinh con mà mẹ hoặc con chết
Nếu sau khi sinh con bị chết người mẹ được hưởng trợ cấp thai sản và chế độ là 4 tháng tính tính từ ngày sinh nếu con dưới 2 tháng tuổi. Hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết áp dụng cho con từ 2 tháng tuổi trở lên. Thời gian hướng chế độ trong trường hợp này là thời gian nghỉ thay sản còn lại của mẹ.
Trường hơp người mẹ không đủ điều kiện thì người bố sinh con sẽ được tính, hưởng chế độ đến khi con đủ 6 tháng tuối. Nếu người bố không nghỉ việc thì được hưởng lương và chế độ của me theo quy định.
Trường hợp chỉ có bố tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết không tham gia, không đủ điều điều nuôi con có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ sở khám chữa bệnh thì người cha vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Người bố tham gia đóng bảo hiểm xã hội cũng được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định
TH4: Chế độ thai sản với người dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản
Thời gian dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau chế độ thai sản từ 5-10 ngày trong thời gian 30 ngày đầu làm việc bỏ quy định là 1 năm. Nếu thời gian nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Điều kiện hưởng chế độ lương dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau chế độ thai sản một gày thì quy định là 30% mức lương cơ sở thay thế tỷ lệ cũ là 25% nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình và 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung.
TH 5: Trợ cấp thai sản và chế độ với người sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu
Ở trường hợp này thì người lao động được tính nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi. Và được nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi. Thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi là 40 ngày và nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
TH6: Khi nhận con nuôi hướng chế độ thai sản như thế nào
Trường hợp này khi nhận con đủ 4 tháng đến khi được 6 tháng thì cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thì một trong 2 người được nghi việc hướng chế độ và trợ cấp thai sản.
TH7: Chế độ và trợ câp thai sản với trường hợp đi làm trước thời hạn
Nếu người lao động được hưởng chế độ thai sản, đi làm trước hạn tối thiểu là 4 tháng Ngoài tiền lương được nhận cho những ngày làm việc thì người mẹ vẫn được hưởng chế độ thai sản đến khi đủ 6 tháng.
Những thông tin trên đây hy vọng đã cung cấp cho các những điều cần biết để có thể hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH.
Bài viết được biên tập bởi vntuvanluat.com
-
Hits: 5473
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...