Hỏi: Tôi là công dân người Ấn Độ sang làm việc tại Việt Nam trong thời gian 1 tháng. Vậy tôi có cần phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam không? Nếu có, thủ tục và hồ sơ ra sao?
Xin các luật sư tư vấn giúp tôi.
Chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Các luật sư chúng tôi trả lời bạn như sau:
- Một số trường hợp không phải xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam bao gồm những trường hợp sau:
- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
- Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
- Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
- Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia
- Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng hoặc hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 46/2011/NĐ-CP.
- Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Người nước ngoài làm Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người nước ngoài được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam;
- Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới của 11 ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ thông tin; dịch vụ xây dựng, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế…
- Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
- Người nước ngoài đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác theo quy định của chính phủ.
Vì thế với trường hợp của bạn, thời gian lao động tại Việt Nam là 1 tháng vì vậy bạn không cần phải xin cấp giấy phép lao động.
Bạn có thể xem qua về thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại công ty chúng tôi.
Tác giả: Vntuvanluat.com
-
Hits: 4459
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
ĐT: 02462.587.666
Hotline: 0966.498.666
Địa chỉ liên hệ
ĐOÀN LUÂT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Địa chỉ: Số 16 - ngõ 84 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm bị bắt giam hoa ...
Theo Dân trí: Sau 3 năm bị bắt tạm giam 8h sáng nay trong ...
Tìm hiểu quy trình giải ...
Để đưa một vụ án hình sự ra xét xử cần trải qua nhiều giai ...
Những chính sách quan ...
Tăng lương hưu, trợ cấp; tăng mức phạt vi phạm giao thông, ...
Đổi số chứng minh nhân dân ...
Chưa nói đến chuyện cấp chứng minh nhân dân (CMND) theo mẫu ...
Bắt tạm giam Vũ Ngọc ...
Theo Dân trí đưa tin các cơ quan tố tụng, đặc biệt là TAND Tối ...
Những quy định mới của Nhà ...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016 trong đó ...