Phân chia di sản thừa kế luôn có sự tranh chấp xảy ra. Đối với trường hợp con nuôi thì sao? Có được phân chia di sản thừa kế không? Chúng tôi xin chia sẻ một số quy định về phân chia di sản thừa kế cho con nuôi như sau:
Theo quy định, trường hợp người để lại di sản, chết mà không có di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp…thì việc phân chia di sản thừa kế áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Quý khách xem thêm về: Phân chia di sản thừa kế không có di chúc
Bộ Luật dân sự 2005 cũng quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, không phân biệt quyền được hưởng thừa kế giữa con nuôi, con đẻ, con trai, con gái.
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 thì việc nuôi con nuôi được coi là hợp pháp khi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là UBND cấp xã. Theo quy định của pháp luật về dân sự và hộ tịch, quan hệ nuôi con nuôi phải được pháp luật công nhận.
Cụ thể, việc nuôi con nuôi trong nước phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký.
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Ngoài ra, nếu một người thuộc vào trường hợp sau thì sẽ không được quyền hưởng di sản, đó là:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Tác giả: Vntuvanluat.com