Các văn phòng công chứng, các dịch vụ công chứng tại nhà hiện nay, được thành lập rất nhiều. Nhưng trách nhiệm, và thẩm quyền của các văn phòng, hoặc các dịch vụ công chứng, không mấy người để ý tới vấn đề này. Dưới đây, vntuvanluat sẽ trình bày rõ về quyền và trách nhiệm đối với dịch vụ công chứng tại nhà, hoặc các văn phòng công chứng như sau:
Công chứng: Là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
+ UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
+ Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài.
+ Phòng/Văn phòng công chứng, dịch vụ công chứng tại nhà: Có thẩm quyền công chứng các loại Hợp đồng, giao dịch luật quy định phải công chứng như Hợp đồng chuyển nhượng/Tặng cho bất động sản; Hợp đồng thế chấp bất động sản; Văn bản khai nhận, thoả thuận phân chia di sản di sản thừa kế… hoặc các loại Hợp đồng, giao dịch luật không bắt buộc phải công chứng nhưng người dân tự yêu cầu công chứng như Di chúc; Hợp đồng thuê nhà dưới sáu tháng …
Tham khảo thêm một số giấy tờ, hợp đồng của dịch vụ công chứng tại nhà của Vntuvanluat
Tác giả: vntuvanluat.com