Thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy là một thủ tục hành chính bắt buộc cần phải có đối với những cơ sở kinh doanh xăng dầu nói chung và đối với những cơ sở kinh doanh mặt hàng dễ cháy, nổ.


Nếu hộ kinh doanh nào, hay cơ sở sản xuất nào vi phạm sẽ bị xử phạt. Dưới đây là hình thức xử phạt vi phạm về phòng cháy chữa cháy.

1. Phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng:

a) Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;

b) Không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ của các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra môi rường xung quanh theo quy định;

b) Không có phương án hoặc thiết bị xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất lỏng dễ cháy khác;

c) San, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ.

3. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.

Người vi phạm còn bị tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4. Ngoài ra, họ còn bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2.

Tác giả: Vntuvanluat.com